Phần 47
Trung tuần Tháng 9, Thương vẫn mang một dáng vẻ không lấy gì làm yêu đời cho lắm. Cô ít nói, hầu như không cười, hay hỏi nhưng câu vu vơ, và tuyệt nhiên đi làm vì trách nhiệm, không có một tí nào gọi là yêu nghề. Tôi đã đọc được đâu đó những dòng nhận xét tiêu cực về cô dưới góc độ nghề nghiệp. Cô chẳng quan tâm lắm về điều đó. Chính ra tôi lại thấy áy náy hơn cả cô, dù chả có lý do gì chính đáng.

Ngày 21 tháng 9…

Tin buồn…

Đó là một cái đám ma to, có thể nói là to nhất mà tôi từng được chứng kiến trong đời. Linh cữu người chết được đưa long dong qua các con phố rồi mang về nơi chôn cách chỗ tổ chức phúng viếng hơn trăm cây số. Đoàn người đưa đám đông vô kể. Có những người vì đau buồn tiếc thương người quá cố, có người vì độ hóng cao, và có những người vì trách nhiệm. Tất cả đã hòa vào nhau tạo thành một cái đám ma tiếng khóc lẫn tiếng cười chen lẫn tiếng đùa cợt nhả và những ánh mắt rầu rĩ không khớp với những cảm xúc trong lòng.

Bố tôi từ sáng sớm đã được huy động cùng với mấy chục chú bác trong xóm, đứng phục kích tại một tuyến đường quê, người cầm cờ tang, người cầm câu đối. Đoàn người đưa tang và đoàn người đón đoàn người đưa tang chen chúc nhau trên một con phố huyện, rồi ào ra một con đường quê thẳng tắp. Người nằm trong quan tài có khi lại tưởng đang được đi hội chứ chả phải đi đưa đám, hẳn cũng cười mãn nguyện. Tôi thì không thích một cái đám ma như vậy, dù sao cũng vẫn theo đoàn vào viếng với tư cách “Hội Đồng hương”.

Cuối buổi, tôi ghé qua nhà Thương mà không báo trước. Cô khóa cửa đi vắng đâu đó. Tôi quyết định không nhắn hỏi gì mà qua quán café ngoài đầu ngõ ngồi chờ, giết thời gian. Dạo này tôi thấy cô có điều gì đó không bình thường. Cô không còn tíu tít nói chuyện với tôi nữa, và thậm chí là điện thoại thường xuyên trong trạng thái không liên lạc được. Mà cũng không hẳn là dạo gần đây, từ sau vụ thằng Nam cô đã thế rồi, và tôi thì bất lực trong việc đưa cô trở về trạng thái mơn mởn như những ngày xa xăm…

Thương về qua ngõ, tôi thấy cô nhưng cô không thấy tôi đang ngồi trong quán, hơi anh hùng núp qua một tán cây sau ô cửa kính. Chiếc Lexus màu trắng khá đẹp, bên trong bước ra một gã trông khá tri thức, ân cần mở cửa cho Thương bước ra. Tôi để ý cái xe từ lúc chưa biết ai ngồi bên trong, vì khi đến đầu ngõ, nó làm tắc một đoạn đường, tiếng còi xe inh ỏi. Tự nhiên tôi liên tưởng lão Johnny Nguyễn, nhưng chiếc xe này không mang biển số tứ quý mà một số xấu mù đến nỗi tôi không thể nhớ được dù nó chỉ có 5 chữ số. Hoặc tại tôi mải tập trung về đối tượng khác…

Tôi nghĩ mình đã đủ trưởng thành rồi, trên bàn tay đã có vài vết chai, trên người cũng chi chít sẹo và lố nhố mấy hình xăm, trong tim cũng không ít vết gợn của sự từng trải, duy chỉ còn gương mặt là toát lên vẻ thanh tú, thì khi đối mặt với những chuyện thế này, tốt hơn là nên rít một hơi thuốc và phủi đít ra về, chứ hơi đâu và hờn dỗi vu vơ.

Ấy là tôi luôn nghĩ vậy chứ thực tình tôi là một thằng trẻ trâu không hơn không kém. Đợi chiếc Lexus đi hẳn rồi, Thương cũng bước vào ngõ sâu hun hút rồi tôi mới tặc lưỡi, ờ ít ra thì thằng kia cũng chả âu yếm gì Thương, chả ôm hôn tạm biệt, chả ngoái nhìn đắm đuối.

– A lô em à, có nhà không anh qua chơi.

– Vâng anh qua đi. Em vừa về.

Thế là tôi xách vào hai ly trà sữa, lòng vui như mở hội và bỗng quên tiệt chuyện vừa xảy ra trước mắt. Thú thật là đã 2 tuần rồi tôi không xả stress hihi. Chỉ một câu vâng anh qua đi thôi mà ngỡ cứ như thể nắng ấm mùa thu ùa về. Mà đúng ùa về thật. Cuối chiều, một tia nắng khẽ rọi vào khuôn mặt đẹp trai của tôi.

Thương đón tôi bằng nụ cười xã giao, khẽ đón lấy món quà là ly trà sữa, và cảm ơn, hỏi thăm tôi vài điều cũng bằng một vẻ hết sức xã giao. Nó giống như kiểu khi đi đá phò, lúc hai người gặp nhau, dù là lạ hoặc nhưng cũng cố hỏi han tỏ vẻ đã quen nhau rồi. Tôi thì chỉ chờ cô dứt hơi đặt ly trà xuống bàn là kéo ôm ghì lấy cô mà thôi. Những chuyện sau đó xảy ra giống như một màn hiếp dâm.

Tôi vật cô xuống giường.

Tôi khống chế không cho cỗ giãy giụa, cũng chẳng để cô nói lời nào.

Tôi tự tay bứt từng cái cúc áo và cúc quần.

Tôi ôm hôn ngấu nghiến từ đầu tới háng.

Tôi ấn con họa mi tôi và miệng cô mà nhấp lấy nhấp để.

Tôi chơi cô ở tư thế truyền thống.

Thương chống cự ở nửa thời gian đầu. Cho tới khi tôi hôn tới bụng là cô lên cơn co giật và trở nên hợp tác. Chắc lúc đấy cô nghĩ, thôi thì đằng nào cũng bị lão Tèo hấp diêm rồi, thay vì chống cự, chi bằng ta nằm im hưởng thụ.

Tinh dịch chảy ra ướt một góc nệm. Nhưng chả ai buồn quan tâm. Cả hai mệt nhoài nằm im đến nửa tiếng đồng hồ.

– Bao lâu rồi anh chưa làm tình?

– Hai tuần. Còn em?

– Hai ngày.

– Em không đi làm à?

– Không. Em đi học.

– Học gì?

– Học tiếng Anh.

– Oh really? I’m glad to hear this/ (Thật á? Anh rất vui khi nghe em nói thế)

– Yep. Just a few weeks. And I’m trying to talk in simple conversation/ (Vầng. Cũng được vài tuần rồi. Em đang tập nói chuyện đơn giản)

– Where do you learn? Which English Center? / (Em học ở trung tâm nào?)

– XXX Center, Thai Ha Branch. / (Trung tâm XXX cơ sở Thái Hà)

– Would you mind if I drove you to class everyday? (Thế hàng ngày anh đưa đón em đi học nhé)

– It’s very kind of you. I’m just going with my classmate / (Cảm ơn anh tốt bụng quá. Nhưng em đi với bạn được rồi)

Nói đến đây là tôi biết bạn cùng lớp nào rồi. Nên thôi, chả nói gì nữa. Có lẽ em nó đang cảm thấy khá là bánh cuốn vào câu chuyện Tiếng Anh nên khi thấy tôi im lặng thì lại chủ động gợi chuyện, nào là anh uống nước không em rót cho nhé, anh ăn xoài không em gọt cho nhé, bằng Tiếng Anh… Tôi thì ừ luôn, bảo, cố gắng nhé, em học nhanh đấy, nói tốt phết rồi.

Tôi thật sự mệt mỏi sau một ngày làm việc và sau pha hùng hục vừa giờ nên sau khi tắm xong thì trở ra giường nằm ềnh, tính ngủ 1 giấc rồi về. Thương cũng theo tôi lên giường nằm ngủ, mặc một bộ đồ hoa hoét mỏng dính. Bộ này từ hồi ở Sa Pa về nay tôi mới thấy nàng diện lại. Một vài kỷ niệm xa xăm ùa về trong căn phòng nhỏ, ngoài ban công có một chậu hoa cúc nhỏ màu trắng và trên cửa sổ vẫn treo ngược một đóa hoa hồng khô, bó hoa này đã có từ rất lâu rồi và vẫn treo nguyên ở đấy.

Những gì đã xảy ra rất lâu và không còn liên quan tới hiện tại, tôi thường ví là “có từ hồi chống Pháp”. Cái bó hồng này, nhớ không nhầm thì là của 1 khách quen tặng, quen đến nỗi đến dọn nhà cho cô xong xơi của tôi mất một suất cơm hộp, và là một trong số ít thằng đi trần không bao giống tôi. Tôi là thằng thù vặt nên mấy cái chuyện này tôi nhớ lắm… Trong lúc tôi đang nghĩ vu vơ thì Thương đã nằm rúc vào tôi và trút vào cổ tôi hơi thở khẽ khẽ, âm ấm, đều đều.

– Mẹ em chắc chẳng qua được Tết anh ạ.

Tôi bất giác vung tay hẩy Thương ra, rùng mình một cái thật mạnh.

– Em điên à. Nói vớ vẩn cái gì thế!

Phản ứng của tôi cứ như thể ai đó vừa buông lời khiếm nhã với chính mẹ đẻ tôi vậy.

– Em nói thật. Trông vậy thôi chứ mẹ em yếu lắm rồi. Chắc tại lâu anh không về nên không biết đấy thôi. Chứ mẹ em không được như hồi nọ đâu.

Tôi tự trách mình khi đã quá vô tâm, vì đúng là lâu nay, không về tận nhà thăm đã đành, tôi cũng hầu như không gọi điện và gửi thuốc cho mẹ Thương nữa. Ôi, người phụ nữ mà bấy lâu tôi cứ ngộ nhận là người mẹ thứ hai, người mà ánh mắt nhìn tôi đầy trìu mến, người mà luôn giục tôi ăn nhiều vào để bà vui… sắp chết ư! Không thể nào! Tôi thật sự chưa sẵn sàng để đón nhận tin này.

Tôi kéo Thương lại gần và vỗ về như những ngày xưa, chả nhận ra rằng, chính tôi mới là người cần phải an ủi vỗ về vì hơi thở có phần gấp gáp và con tim đập thình thịch, trong lòng chực trào dâng nỗi niềm nghẹn ngào.

– Thôi mà. Không sao đâu. Chắc tại em suy nghĩ nhiều quá rồi. Nghỉ ngơi đi. Cuối tháng anh sẽ về thăm bác.

– Vâng ạ. Em cảm ơn anh.

Bước ra khỏi nhà Thương mà tôi như được giải thoát. Ở trong căn phòng đó tôi độc có nghĩ về sự chết chóc. Ánh mắt, nụ cười hiền hậu, giọng nói sang sảng, và những kỷ niệm không mạch lạc khác cứ thoắt hiện thoắt ẩn trong đầu tôi không sao giải thoát được. Nếu còn sớm, nhất định tôi phải bốc máy gọi một cuộc điện thoại. Nhưng đã khuya rồi. Và điều tôi làm là tắt điện thoại để đi ngủ. Cứ cầm điện thoại trong tay là y rằng tôi sẽ lướt lướt suốt đêm và nghĩ về những chuyện vu vơ.

Ác mộng không đến vào lúc nửa đêm mà đến vào lúc 5h sáng. Nghe chuông báo thức tỉnh dậy và mở điện thoại chuẩn bị ra công viên chạy bộ cũng là lúc tôi nhận được một tin nhắn trên zalo – “Mẹ em mất rồi anh ạ”. Tin nhắn lúc 1h26p sáng và người gửi có cái avatar đen kịt, đã offline ngay sau đó. Như đã có sự chuẩn bị trước, tôi không quá xúc động vì tin này. Nó không mãnh liệt như tối hôm qua. Thực sự là vậy. Tôi thấy mình như kẻ máu lạnh khi vẫn có thể ra công viên quất 5 vòng và về tự nấu cho mình một tô mì buổi sáng. Nhưng khi đã sáng hẳn thì tôi nhắn tin cho thằng đệ báo hôm nay mình không đến văn phòng.

Một chuyện cũ bỗng hiện lên trong trí óc tôi rõ mồn một. Trên giường nhà nghỉ XXX, Thương nằm bên tôi, khẽ thủ thỉ, anh à, nếu không ngại, cuối tuần này anh có thể về chơi thăm nhà em, với tư cách một người bạn không ạ. Và bằng cách nào đó, tôi hình dung chính tối qua, Thương dù không nói gì, nhưng cũng có một hàm ý với tôi như vậy. Là tôi nghĩ thế. Tôi gọi cháy máy điện thoại hết buổi sáng không liên lạc được với Thương. Cô tắt ngóm điện thoại rồi. May sao vẫn còn lưu số ông anh Cửu. Gọi hỏi xem gia đình tổ chức tang lễ thế nào. Tôi lại cần phải nhập vai Phó Giám đốc kinh doanh Công ty Lữ hành ABC một cách bất đắc dĩ.

1h chiều, xe đậu ở trước cửa nhà tôi. Hai, bốn, sáu, tám, mười, mười hai, mười bốn, mười lăm. Tôi nhẩm đếm không thiếu đứa nào, bảo chúng nó ngồi yên không nhốn nháo rồi tôi phổ biến.

– Ơ cô bé này! Không phải là anh đã dặn ăn mặc nhã nhặn tý. Đi đám ma hay đi trẩy hội thế.

– Em xin lỗi. Trước giờ em mới đi bê tráp đám cưới thôi chứ đã đi đam ma bao giờ đâu.

Nó nói xong lấy tay bụm miệng cười, và cả chục đứa ngồi cạnh cũng cười theo.

– Tý nữa, 6 đứa này thành một đoàn viếng, là đại diện cho bạn học. Nhớ chưa. Trung đâu nhỉ? Em là Trung à? Trung là trưởng đoàn này nhé. Hai đứa cầm vòng hoa, 1 đứa bê mâm lễ. Tý cứ đến đấy rồi anh chỉ. Cũng dễ thôi. Cứ nhìn người ta làm trước rồi mình làm theo.

Loanh quanh 1 lúc mà mãi tận gần 6h chiều mới đến nhà Thương. Từ con đường làng dẫn vào đã cắm một lá cờ tang đen trắng. Ven đường những đống lửa nhỏ đốt lên nghi ngút. Khói mờ ảo che nhòa tầm nhìn. Càng vào gần tiếng kèn đám ma càng rõ. Tôi nghĩ lúc này mình cần phải giữ bình tĩnh, không được xúc động.

Cái sân nhỏ được bắc rạp che kín, chùm qua cả cây nhãn xum xuê lá góc vườn. Hai dãy bàn, mỗi bên 3 chiếc được kê ngay ngắn nhưng lưa thưa người ngồi. Bên trong đang cử hành lễ phúng viếng. Tiếng kèn tò tí te vang lên theo sự điều hành của người dẫn chương trình. Cứ mỗi đoàn vào viếng, là lại một loạt kèn nhị cất lên ai oán, não nề. Tôi bảo hai đứa con trai mang hai vòng hoa đến bàn đăng ký phúng viếng, 1 đoàn ghi là “Hội sinh viên khoa Ngoại ngữ Du lịch Khóa 13”, 1 đoàn ghi là “Công đoàn Công ty Cổ phần Lữ hành Tèo Tèo”. Một vài ánh mắt tò mò nhìn chúng tôi. Hai đứa cầm vòng hoa căng thẳng rõ trên nét mặt. Đi đám ma thuê chắc chúng nó chưa bao giờ được trải nghiệm trong đời.

– Tiếp theo chương trình, chúng tôi xin kính mời đoàn đại biểu Công ty Lữ hành ABC XYZ, là nơi cháu Thương con gái cụ đang làm việc, sẽ có vòng hoa, hương đăng phúng viếng.

Tôi đi đầu cầm vòng hoa, theo sau là một đứa bưng mâm lễ, và theo sau nữa là 8 đứa xếp thành 2 hàng ngay ngắn đi vào. Theo hiệu lệnh của người dẫn, chúng tôi vái 3 vái, đặt lễ, thắp hương và dành 1 phút mặc niệm. Tôi chỉ kịp nhìn 2 điều. 1 là tấm di ảnh trước bát hương nghi ngút vẫn đang không ngừng mỉm cười với tôi, và phía bên trong cạnh cỗ quan tài màu vàng đặt ngay giữa nhà, có một người mặc áo vải xô màu trắng, mắt vô hồn, ngồi bất động, vật vã.

Đó là Thương. Thời gian quá ngắn để tôi có thể nhận ra điều gì khác, và cũng phải ra để quan sát đoàn sinh viên vào ngay sau chúng tôi. Tôi phải để ý rất kỹ vì chỉ sợ mấy đứa này non kinh nghiệm mà xảy ra điều gì sơ suất, dù trước đó đã dặn đi dặn lại rồi, chúng mày nhìn anh làm mẫu đây này, anh chỉ làm mẫu có 1 lần thôi đấy, làm không tốt anh trừ vào tiền công.

May thay! Mọi chuyện ổn cả. Chỉ có điều, tôi cứ có cảm giác đám đông đang ngồi ngoài kia, gồm cả anh em chị hàng, hàng xóm, các đoàn khác đến viếng… đều cứ săm soi chúng tôi một điều gì đấy. Phải nhấn mạnh là, đấy chỉ là cảm giác thôi. Chúng tôi được dẫn ra ba bàn ngồi uống nước, chiếm luôn một trong hai dãy bàn kê sẵn. Một bác hơi già ra bàn rót nước mời, nói đôi ba câu rồi đứng dậy, chạy vòng quanh mà chả thấy làm một việc gì cụ thể cả. Mấy đứa sinh viên ngồi im như thóc ngâm, chắc đang nghĩ xem phải đối đáp sao nếu có ai hỏi, mà quan trọng hơn là sốt sắng để ra về kẻo muộn, và lĩnh tiền công.

Ui cái địt! Tôi giật thót mình và thấy kinh hoàng trong thâm tâm khi lướt qua mắt mình là một ánh mắt thập thò ở góc sân. Chính cái ánh mắt này tôi cảm thấy là nhìn mình nhiều nhất suốt buổi tối. Lúc trước chỉ thấy lạ lạ vì nhìn mình nhiều, còn ánh mắt góc sân bây giờ là sắc lẹm, lườm nguýt như có ẩn ý gì đó. Nhưng khoảnh khắc ấy vội vàng lướt qua khi tôi cũng không phải loại vừa, nhìn chằm chằm lại cô ta. Ờ, ngon thì mày chiến bố mày đi.

Chiến thật.

Hai phút sau, chính người phụ nữ đó qua bàn chúng tôi ngồi tiếp chuyện.

– Cảm ơn các anh, các em đã đến chia buồn với gia đình chúng tôi. Có điều gì sơ suất mong mọi người thông cảm. Cũng muộn rồi mà đường về còn xa, gia đình chân thành mời mọi người dùng tạm bữa cơm chiều.

Tôi cũng như mấy đứa sinh viên chắc ớn lè lưỡi cái vụ cơm cỗ đám ma này, vài ánh mắt nhìn nhau không nói gì.

– Cảm ơn chị ạ. Tui em qua thắp cho bác nén hương và chia buồn với Thương và gia đình, nhưng chắc cũng xin phép về sớm để tiện xe đi lại.

– Vâng. Anh đã nói vậy gia đình cũng không dám giữ. Vậy các anh, các em ngồi chơi uống nước cho đỡ khát. Rồi sau việc này cũng mong anh chị em chia sẻ, động viên cái Thương để nó đỡ đau lòng. Sáng giờ nó khóc sưng hết cả mắt lên.

– Dạ vâng. Chị cứ yên tâm ạ. Thương làm ở công ty em vẫn rất chăm chỉ chịu khó, hòa đồng với mọi người.

Người phụ nữ cười nhẹ và khẽ gật đầu rồi bước đi, ánh mắt lúc quay lưng đi lại y chang lúc ban đầu, tôi cứ có cảm giác sai sai, chỉ dám nói là vậy chứ không dám nói thẳng ra là làm tôi sởn cả gai ốc. Tèo ơi lú mẹ nó rồi. Chắc công việc gia đình người ta cũng mệt mỏi thiếu ngủ hoặc khóc sưng cả mắt lên như thế, tôi lại liên tưởng đâu đâu. Rồi ngay cả giữa cái đám ma với mùi nhang khói đặc thù này, tôi lại cứ thấy phảng phất mùi nước hoa. Đúng lú thật.

Tôi xua tay kêu bọn kia đứng dậy ra xe đi về. Đoàn tôi đứng dậy ra ngõ, thì trong sân chỉ còn lại lèo tèo vài người, gồm 3 ông thổi kèn đánh trống, 1 ông MC, bác Chương, 2 ông già già hàng xóm, vài người trung niên và một nhóm phụ nữ chạy qua chạy lại lo chuyện bếp núc, bao gồm cả người phụ nữ ban nãy.

– Bác tài đưa mấy anh em về nơi tập kết an toàn giùm em nhé. – Tôi đưa cho bác 1 phong bì nhỏ, bảo lát đi đường khát thì dừng lại uống nước. Rồi cũng gọi đứa trưởng nhóm kia bảo, anh gửi thêm chút, lát dọc đường mà đói thì nhắn bác lái xe đỗ lại đâu đó mà ăn tối nhé. Còn tiền công anh gửi qua Trưởng nhóm bên em từ sáng rồi. Bọn nó gật gù cảm ơn rồi ngoan ngoãn lên xe, và bắt đầu ồn ào. Tôi đứng ngoài kéo cửa cái rụp và vỗ vào hông xe ra hiệu cho xe đi đi. Đoạn, quay vào hội trường tang lễ.

Kéo ghế ngồi ngay cạnh bác Chương, tôi bắt đầu hỏi chuyện linh tinh rất liên quan như, bác gái mất như nào, chương trình đưa đám ngày mai ra sao, bla bla… Và cũng nhắn nhủ luôn là sẽ ở đây với cả gia đình tới khi lo liệu xong công việc. Bác Chương gật gù hài lòng hết sức về thằng cháu rể tương lai.

Ngoài sân chính, lẻ tẻ từng đoàn vẫn tiếng tục vào phúng. Tôi nghe loáng thoáng giới thiệu có nhóm cựu sinh viên ĐH Ngoại thương, là bạn học của con trai cụ (tức Nam) có vòng hoa phúng viếng, nhưng lúc đó đang dở tay bưng mâm nên không ngó ra để xem mình có quen hay không, chỉ thầm nghĩ, Nam đã mất 6 năm, nhóm bạn học đến giờ vẫn nhớ và đến thắp cho bác gái nén hương, cũng là điều đáng trân trọng lắm.

Lát sau, kèn trống ngừng cả, hết chương trình phúng viếng rồi, người nhà và đội kèn trống mới nghỉ ăn cơm. Đám ma ở quê vẫn giữ tục lệ mời cơm như vậy, thật sự là rất khó nói thành lời. Người nhà thì đương nhiên là phải ăn rồi, nhưng còn khách khứa, nếu không phải là ở từ nơi quá xa đến, chắc chả ai nhận lời dù có đói cỡ nào đi chăng nữa. Thật lòng mà nói thì cỗ đám ma vẫn là một điều gì đó rất khó nuốt trôi.

Tôi vào đỡ Thương dậy, vốn đang ngồi vật vã trên đám rơm bên quan tài. Cô nhìn tôi bằng ánh mắt vô hồn, không nói một lời nào, và dường như còn có ý hẩy tôi ra. Tôi lặng lẽ đi theo sau, chỉ lo cô đang đi mà bất giác ngất xuống. Nhưng không, cô đi nhanh, đi dứt khoát một lèo xuống đến sân sau đã bày sẵn mấy bàn cỗ.

Bác Chương, với chất giọng của một cựu chiến binh, hào sảng giới thiệu:

– Đây là thằng Cháu Tèo, sếp của cái Thương. Cháu nó có về thăm nhà mấy lần rồi mà chắc ở đây mới có tôi gặp thôi. Nghe đâu hai đứa nó cũng đang tìm hiểu nhau thì phải. Mà thôi, cháu nó có lòng về với gia đình lo việc của Thím. Các ông, các bác, các anh em chăm nó cháu nó tý đi. Ui dời, mấy thằng thanh niên này mời rượu anh Tèo đi bác xem nào.

Tôi trong hoàn cảnh ấy cũng không biết nói gì hơn ngoài gãi đầu gãi tai, cầm chai lên ra chén cho tràn ly rồi mời từ ông lớn ông bé, bác lớn bác bé, anh lớn anh bé. Gì chứ mấy cái trò uống rượu này tôi cân được.

Thương ngồi ở mâm cuối góc sân, ăn rất nhanh rồi lững thững rời mâm, quay vào trong nhà, lại ngồi cạnh linh cữu mẹ. Tôi cũng cố xong để đứng dậy vào với Thương nhưng sau khi một số vỏ chai nhựa được vứt lăn lóc dưới bàn ăn thì việc rời đi là một điều tương đối khó. Ở những cái đám thế này, thường là lai rai đến nửa đêm hoặc thậm chí uống rượu trắng đêm tới sáng, đằng nào cũng sẵn mồi nhậu là mấy cái chân gà luộc hay ít lòng xào.

Đã quá 12h khuya, mâm cỗ mới có vẻ tan. Tôi đi qua trước sân, nhìn di ảnh và bỗng ứa nước mắt. Người mẹ thứ hai của tôi đang cười với tôi thật tươi, nhưng ánh mắt có phần trách móc. Phải chăng mẹ ở thế giới bên kia đã biết hết mọi chuyện? Thắp xong một nén hương thơm, mắt tôi nhòa đi, không vào với Thương nữa mà bỏ ra ngoài ngõ, ngồi ở ghế đá bên bờ mương nhỏ. Châm một điếu thuốc hít một hơi dài, nghĩ vẩn vơ, mẹ Thương mất cũng vào tầm giờ này đêm qua, sau một trân ho dai dẳng suốt từ tối. Lúc đấy có khi tôi đang ở với Thương…

5 rưỡi sáng tôi giật mình tỉnh dậy bởi tiếng kèn trống bắt đầu đánh vang, và không nhớ đêm qua mình đã vào giường ngủ như thế nào. Thương đang quỳ phục ở dưới sân trước bàn thờ di ảnh để làm cái nghi lễ gọi là “Cúng cơm”. Ông thầy mo đọc ê a cái gì chả rõ thành tiếng nữa rồi liên tục ra hiệu cho Thương vái lạy. Thương đôi mắt vô hồn, ráo hoảnh, làm theo lời ông thầy như một cái máy.

7h sáng, đoàn phúng viếng của xã, bao gồm HĐND, Hội người cao tuổi, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh vào cử hành. Tôi không còn mỹ từ nào để khen cho màn phúng viếng này nữa. Đội hình đội ngũ, tác phong đều rất chuẩn chỉ, trang nghiêm, tuyệt vời, cứ như thể các bác này được đào tạo để đi đám ma vậy.

Đoàn này xong việc cũng là lúc đưa linh cữu ra xe tang. Đến lúc này tôi mới thấy Thương khóc thé lên, quỵ xuống gần như ngất. Hai người đỡ hai bên để cô lê từng bước theo chiếc xe chở linh cữu chậm chậm băng ra ngoài đồng. Cả thảy tôi thấy có 3 lần Thương khóc. Một là khi ở Sa Pa cô giận tôi, hai là khi Thương kể với tôi về tình trạng bệnh của mẹ, và lần thứ ba là lần này. Còn mọi lúc khác, ánh mắt cô đều ráo hoảnh, ngây thơ, trong sáng, vô định.

Tôi cũng khóc từ lúc nào, và không thể nhớ là mình đã khóc bao nhiêu lần. Tôi vốn là kẻ mau nước mắt.

0 0 đánh giá
Article Rating

Truyen hentai tren Truyenhentai18.net

Truyen tranh sex tren Hentai24h.tv

Manhwa manga English tren Manhwaxx.net

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x